Thương mại điện tử là gì? Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử?

Nội dung chính

Thương mại điện tử là gì? Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử?

Thương mại điện tử là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Trong khi đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Như vậy, TMĐT bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.


Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

– Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;

– Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;

– Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.

Trường hợp không cư trú ở Việt Nam, muốn tạo website TMĐT tại Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài trước hết cần đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nước sở tại. Nếu không có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam thì phải sử dụng tên miền Việt Nam. Sau đó, cá nhân, tổ chức cần thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng theo quy định tại Điều 52 nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Sàn giao dịch thương mại điện tử

Sàn giao dịch TMĐT là một trong những hình thức hoạt động thương mại phổ biến hiện nay. Theo Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sàn giao dịch TMĐT là website TMĐT cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT là thương nhân, tổ chức thiết lập website TMĐT để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Việc tổ chức giao dịch trên sàn TMĐT được diễn ra dưới các hình thức:

– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

– Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

– Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;

– Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Hiện nay, hình thức tạo lập website cho phép phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ đang rất phổ biến. Người tham gia trưng bày, giới thiệu hàng hoá có thể phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh theo quy định.

Tại Việt Nam, một số website về sàn giao dịch thương mại điện tử lớn là: Tiki, Shopee, Lazada, Sendo…

So sánh thương mại điện tử và thương mại truyền thống

Thương mại truyền thống là cụm từ để chỉ các hoạt động thương mại thực hiện trực tiếp từ nhà sản xuất, đại lý cho đến người tiêu dùng mà không sử dụng các phương tiện Internet. Giữa hình thức thương mại truyền thống và TMĐT sẽ có một số điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Thương mại truyền thống Thương mại điện tử
Khả năng tiếp cận khách hàng Bị giới hạn. Chủ yếu theo các hình thức quảng cáo thông thường như: quảng cáo trên báo, truyền hình, treo băng rôn, khẩu hiệu. Hình thức quảng cáo đa dạng. Do các sàn giao dịch TMĐT có nguồn vốn dồi dào nên việc đầu tư quảng cáo được đẩy mạnh.
Thời gian giao dịch Khách hàng cần phải tới địa điểm cụ thể mua hàng, tuy nhiên sẽ mua được hàng hoá ngay. Thời gian phân phối và giao hàng hoá đến khách hàng mất thời gian do quá trình đóng gói, vận chuyển.
Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm tốt, do khách hàng sẽ được lựa chọn trực tiếp và kiểm tra sản phẩm trước khi mua hàng. Khách hàng không được trực tiếp lựa chọn sản phẩm. Việc kiểm tra hàng hoá cũng tuỳ thuộc vào chính sách của đơn vị sàn.
Tính đa dạng của hàng hoá, sản phẩm Bị giới hạn do mỗi nhà sản xuất, mỗi đại lý sẽ phân phối và mua bán những loại hàng hoá khác nhau. Đa dạng do có tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trưng bày, phân phối đủ các loại hàng hoá.

Như vậy, thương mại điện tử là hình thức giao dịch hàng hoá trên nền tảng internet. Tất cả các cá nhân, tổ chức có thể trưng bày, giới thiệu và cung cấp hàng hoá đến người tiêu dùng khi tham gia vào website thương mại điện tử.

Để được tư vấn chi tiết hơn về nội dung trên. Qúy khách có thể liên hệ với Luật Ngân Thái. Chúng tôi sẽ có luật sư chuyên  trách để tư vấn cho Qúy Khách.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: luatnganthai@gmail.com

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI 

Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatnganthai.vn | www.dichvuluat365.com | www.tuvanphapluat247.com

 

Bài viết liên quan