Thủ tục công bố phá sản doanh nghiệp 2020

Nội dung chính

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp là một khái niệm không mới, nhưng thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam còn diễn ra hạn chế.

Luật Phá sản 2014 đã có nhiều điểm cải tiến trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, cụ thể thủ tục phá sản được diễn ra theo trình tự sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản => Nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

=> Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn)

=> Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản

=> Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

=> Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

=> Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

Bước 4: Hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

* Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia hội nghị chủ nợ vắng mặt;

* Thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ…

=> Phục hồi doanh nghiệp; hoặc

=> Thủ tục thanh toán tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

Phục hồi doanh nghiệp => Đình chỉ thủ tục phá sản hoặc Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

+ Thanh lý tài sản phá sản;

+ Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁ SẢN THEO LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2014

Nguồn: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp

Để được tư vấn chi tiết hơn về nội dung trên. Qúy khách có thể liên hệ với Luật Ngân Thái. Chúng tôi sẽ có luật sư chuyên  trách để tư vấn cho Qúy Khách.

Chú ý: Bài viết mang tính chất tham khảo ở thời điểm hiện tại. Qúy khách liên hệ để được tư vấn chính xác nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI 

Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatnganthai.vn | www.dichvuluat365.com | www.tuvanphapluat247.com

 

Bài viết liên quan