Nội dung chính
Bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới: Những quy định quan trọng cần biết
Nhằm giúp Quý Khách hàng, Thành viên nắm được các quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới để bảo đảm quyền lợi của mình cũng như tránh bị phạt khi điều khiển phương tiện giao thông, Chúng tôi xin tổng hợp những thông tin liên quan đến loại bảo hiểm này tại bài viết dưới đây.
Bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới: Những quy định quan trọng cần biết
Nhằm giúp Quý Khách hàng, Thành viên nắm được các quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới để bảo đảm quyền lợi của mình cũng như tránh bị phạt khi điều khiển phương tiện giao thông, Thư Ký Luật xin tổng hợp những thông tin liên quan đến loại bảo hiểm này tại bài viết dưới đây.
1. Mức phạt khi không có/không mang theo bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2016/TT-BTC, chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.
Như vậy, có thể thấy, hiện nay, có 02 loại bảo hiểm xe máy là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm bắt buộc có tên chính xác là Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, còn bảo hiểm tự nguyện gọi đầy đủ là Giấy chứng nhận bảo hiểm tự nguyện.
Trong đó, đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nếu chủ xe không mua thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, còn bảo hiểm tự nguyện thì có thể có hoặc không.
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một trong những giấy tờ người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện.
Trường hợp người điều khiển phương tiện không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
2. Những quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 22/2016/TT-BTC, khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.
Theo Điều 5 Thông tư 22, phạm vi bồi thường thiệt hại đối với loại bảo hiểm này bao gồm:
– Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
– Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.
Mức trách nhiệm bảo hiểm được quy định như sau:
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
Trong đó: Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
3. Hồ sơ bồi thường
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có li
– Giấy đăng ký xe.
– Giấy phép lái xe.
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm.
* Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
– Giấy chứng thương.
– Giấy ra viện.
– Giấy chứng nhận phẫu thuật.
– Hồ sơ bệnh án.
– Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
ên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:
* Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
* Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản:
– Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.
– Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
* Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 22):
– Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.
– Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có).
– Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn.
– Thông báo sơ bộ kết quả Điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.
– Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
* Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không có các tài liệu quy định tại Khoản 4 Điều này và thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng, hồ sơ bồi thường phải có các tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 14 Thông tư 22 và các tài liệu sau:
– Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn. Biên bản xác minh vụ tai nạn phải có các nội dung sau:
+ Thời gian, địa Điểm xảy ra tai nạn;
+ Thông tin do chủ xe cơ giới hoặc lái xe gây tai nạn, nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân, các nhân chứng tại địa Điểm xảy ra tai nạn (nếu có) cung cấp. Các đối tượng cung cấp thông tin phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ;
+ Mô tả hiện trường vụ tai nạn và thiệt hại của phương tiện bị tai nạn (kèm theo bản vẽ, bản ảnh).
– Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
– Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
4. Các trường hợp công ty bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại
Theo Điều 12 Thông tư 22/2016/TT-BTC, công ty bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
– Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
– Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
– Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
– Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
– Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
– Chiến tranh, khủng bố, động đất.
– Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI
Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.luatnganthai.vn