FTA là gì? Đặc trưng của FTA

FTA là một khái niệm xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện báo đài, có liên quan đến việc hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ FTA là gì

Nội dung chính

FTA là gì?

FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Từ đó từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

Một FTA thông thường có những nội dung chính sau:

– Quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan;

– Quy định về danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan;

– Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế quan;

– Quy tắc xuất cứ của hàng hoá…

Đặc trưng của FTA

Một số đặc trưng của một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thường thấy như sau:

– Giữa các quốc gia thành viên, thuế quan hay hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ.

– Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên.

– Cho phép đẩy mạnh chuyên môn hóa thế mạnh của từng thành viên.

– Cần có các quy tắc để FTA có thể vận hành, ví dụ như: mỗi nước cần làm các thủ tục thuế quan nào, các loại thuế nào sẽ giảm và loại nào sẽ bị xóa, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ ra sao,…

– Luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa các bên hợp tác.

– Tạo ra các cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên.

Phân loại các FTA

Theo như thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã có khoảng 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực được chia thành bốn nhóm chính.

– FTA khu vực: Hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực, ví dụ như AFTA.

– FTA song phương: Đây là bản ký kết giữa hai nước, có thể kể đến như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) hay Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA),…

– FTA đa phương: Hiệp định được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau, ví dụ như TPP

– FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: Có thể hiểu đây là bản giao kết giữa một tổ chức với một quốc như, một số ví dụ điển hình như Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu ÂU (EVFTA),…

Những FTA mà Việt Nam đang tham gia

STT Tên viết tắt Tên đầy đủ Năm có hiệu lực
1 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 1993
2 ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc 2003
3 AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc 2007
4 AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản 2008
5 VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 2009
6 AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ 2010
7 AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand 2010
8 VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê 2014
9 VKFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc 2015
10 VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu 2016
11 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 2018
12 AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) 2019
13 EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu 2020
14 UKVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh 2020

Như vậy, FTA là các Hiệp định thương mại tự do được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia, khu vực với nhau để phát triển việc buôn bán, trao đổi hàng hoá.

Để được tư vấn chi tiết hơn về nội dung trên. Qúy khách có thể liên hệ với Luật Ngân Thái. Chúng tôi sẽ có luật sư chuyên  trách để tư vấn cho Qúy Khách.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: luatnganthai@gmail.com

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI 

Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 5, số 91 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatnganthai.vn | www.dichvuluat365.com | www.tuvanphapluat247.com

 

Bài viết liên quan