Doanh nghiệp xã hội là gì? Nguồn kinh phí hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở đâu?

Nội dung chính

Doanh nghiệp xã hội là gì? Nguồn kinh phí hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở đâu?

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

“1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động

nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.”

Với những tiêu chí trên và căn cứ vào thực tế hoạt động, doanh nghiệp xã hội thường được phân chia theo các loại hình sau:

 

Doanh nghiệp phi lợi nhuận

 

Doanh nghiệp không vì lợi nhuận Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận
– Hoạt động dưới hình thức các tổ chức phi chính phủ (NGO).

– Nguồn vốn hoạt động của họ đến từ việc thu hút các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đầu tư cho xã hội bằng việc đưa ra các chương trình, kế hoạch và các giải pháp hữu ích để giải quyết các vấn đề xã hội.

– Hoạt động theo cơ chế như các tổ chức từ thiện, hoàn toàn không có mục tiêu vì lợi nhuận.

– Thông thường, đây là các doanh nghiệp do các doanh nhân, nhà đầu tư đã có nguồn vốn và tiềm lực tài chính tại các doanh nghiệp thông thường do họ sở hữu hoặc là thành viên/cổ đông.

Doanh nghiệp phải tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh để có thể tự tạo ra lợi nhuận, mục đích cuối là nhằm để tái đầu tư đối với các mục tiêu về môi trường, xã hội.

 

 

Nguồn kinh phí hoạt động của doanh nghiệp xã hội

1. Các khoản viện trợ

Điều 4 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về các khoản tiếp nhận viện trợ của doanh nghiệp xã hội như sau:

– Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

– Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

2. Thủ tục nhận viện trợ

Đối với hình thức nhận viện trợ từ các từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam được thực hiện như sau:

– Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội cũng lấy kinh phí từ chính hoạt động kinh doanh của mình. Tất cả các mô hình doanh nghiệp xã hội đều thực hiện các chức năng kinh doanh như các doanh nghiệp khác và tự tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đó.

Để được tư vấn chi tiết hơn về nội dung trên. Qúy khách có thể liên hệ với Luật Ngân Thái. Chúng tôi sẽ có luật sư chuyên  trách để tư vấn cho Qúy Khách.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: luatnganthai@gmail.com

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI 

Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatnganthai.vn | www.dichvuluat365.com | www.tuvanphapluat247.com

 

Bài viết liên quan