Đăng ký bản quyền tác giả mới nhất năm 2021

Nội dung chính

Đăng ký bản quyền tác giả mới nhất năm 2021

Đăng ký bản quyền tác giả với Cục Bản quyền là việc làm cần thiết đối với mỗi cá nhân, đơn vị là chủ sở hữu của các tác phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi và hạn chế rủi ro có thể có trước những tác động tiêu cực của một số đối tượng xấu trong xã hội. Dưới đây là một số nội dung liên quan bạn cần chú ý.

1.  Đối tượng và thời hạn bảo hộ quyền tác giả

a) Người có quyền được đăng ký bản quyền tác giả

Những đối tượng có quyền đăng ký bảo hộ quyền tác giả gồm:

Cá nhân, tổ chức là người trực tiếp làm nên sản phẩm hay còn gọi là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.

Chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả trên có thể là: người nước ngoài, tổ chức nước ngoài lần đầu công bố tác phẩm ở Việt Nam mà chưa thực hiện công bố ở các nước khác hoặc công bố đồng thời trong vòng 30 ngày tại Việt Nam tính từ lúc tác phẩm đó lần đầu tiên công bố ở nước khác; các đối tượng có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

b) Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Sau thời gian đó tác phẩm sẽ thuộc về công chúng.

Các tác phẩm khác không nằm trong các loại trên sẽ được bảo hộ trọn đời tác giả và thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời; nếu tác phẩm nhiều tác giả thì thời hạn bảo hộ kết thúc vào 50 năm sau thời điểm đồng tác giả cuối cùng qua đời.

2. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

Dựa theo quy định tại Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm có:

–  Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan. (tờ khai phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, ghi đầy đủ thông tin và có chữ ký của tác giả, chủ sở hữu hoặc cá nhân được ủy quyền, có hướng dẫn chi tiết ở mặt sau tờ khai).

–  Bản sao của tác phẩm muốn đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao của định hình tác phẩm (2 bản), một bản được giữ bởi Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật, một bản giao đối tượng đăng ký giữ sau khi giấy chứng nhận được cấp.

Riêng những tác phẩm như tượng, tranh, phù điêu, tác phẩm kích thước lớn hoặc cồng kềnh thì thay thế bản sao bằng ảnh chụp có không gian ba chiều.

–  Nếu người nộp là người được ủy quyền thì kèm theo giấy ủy quyền có chữ ký, con dấu của tác giả, chủ sở hữu.

–  Nếu đối tượng nộp đơn là người được thường kế hay được chuyển giao cần cung cấp giấy tờ để chứng minh.

–  Văn bản đồng ý, chấp thuận của các tác giả khác nếu tác phẩm là của đồng tác giả.

–  Văn bản chấp thuận của đồng chủ sở hữu nếu có các quyền liên quan, quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Các giấy tờ trong hồ sơ đều phải sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI 

Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatnganthai.vn

Bài viết liên quan