Nội dung chính
Tổng hợp điều kiện kết hôn theo quy định mới nhất
1. Điều kiện kết hôn
Việc kết hôn được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể bao gồm các điều kiện sau đây:
– Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Với độ tuổi này, cả nám và nữ đều đã là người có đủ năng lực hành vi dân sự, có thể tự lao động để nuôi bản thân cũng như đủ trưởng thành để xây dựng cuộc sống hôn nhân.
– Về ý chí: Việc kết hôn do nam và nữ hoàn toàn tự nguyện quyết định, không được lừa dối, cưỡng ép kêt hôn.
– Về năng lực chủ thể: Tại thời điểm kết hôn, nam nữ tham gia đăng ký kết hôn phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
– Về chính sách pháp luật: Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau đây:
+ Kết hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Ngoài ra, tuy Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ quy định “cấm kết hôn với những người cùng giới” nhưng thay vào đó là quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Như vậy, điều này có nghĩa là những người cùng giới tính vẫn có thể kết hôn với nhau nhưng không được pháp luật và nhà nước ta thừa nhận và bảo vệ nếu như có tranh chấp xảy ra.
2. Xác định phạm vi ba đời
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì hững người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp: Bà nội của người yêu bạn là chị em họ con chú con bác với mẹ bạn. Như vậy, ông ngoại của bạn và cụ nội của người yêu bạn là anh em ruột do cụ nội của bạn và kỵ ngoại của người yêu bạn sinh ra.
Đối chiếu theo quy định trên thì:
– Cụ ngoại của bạn và kỵ nội của người yêu bạn là đời thứ nhất (họ là vợ chồng);
– Ông ngoại của bạn và cụ nội của người yêu bạn là đời thứ 2 (họ là anh em ruột);
– Mẹ của bạn và bà nội của người yêu bạn là đời thứ 3;
– Bạn và bố của người yêu bạn là đời thứ 4;
– Người yêu của bạn là đời thứ 5.
Như vậy, hai bạn đã nằm ngoài phạm vi 3 đời và hoàn toàn có thể lấy nhau nếu đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện kết hôn nêu tại mục 1 trên đây.
Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết mọi người đều xem quan hệ như hai bạn là khá gần gũi và không kết hôn nên các bạn cần sớm thông báo với gia đình 02 bên được biết để bàn bạc thấu đáo.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: luatnganthai@gmail.com
THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI
Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.luatnganthai.vn