10 điểm mới về hợp đồng lao động từ năm 2021

Nội dung chính

10 điểm mới về hợp đồng lao động từ năm 2021

Ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Bộ luật này có nhiều thay đổi đáng kể so với quy định hiện hành. Một trong số đó có thể kể đến 10 điểm mới liên quan đến Hợp đồng lao động.

1/ Bổ sung quy định liên quan đến xác định hợp đồng lao động

Để chấm dứt việc dùng tên gọi khác cho hợp đồng lao động nhằm né tránh nghĩa vụ theo luật định, Điều 13 BLLĐ năm 2019 đã quy định: Trong trường hợp các bên có thỏa thuận bằng tên gọi khác, thì thỏa thuận đó vẫn coi là HĐLĐ nếu gồm hai nội dung:

– Việc làm có trả công, tiền lương;

– Sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

Có thể thấy, quy định mới đã tăng tính nhận diện của HĐLĐ, dù xuất hiện với tên gọi nào nhưng nếu có hai nội dung trên thì đều được coi là HĐLĐ.

3/ NSDLĐ không được buộc NLĐ làm việc để trả nợ

Theo quy định tại Điều 20 BLLĐ năm 2012, khi giao kết hay thực hiện hợp đồng, người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi sau:

– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Từ ngày 01/01/2021 khi BLLĐ năm 2019 chính thức có hiệu lực, ngoài các hành vi kể trên, người sử dụng lao động không được buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ (theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Bộ luật này). Quy định này giúp góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quan hệ lao động.

4/ Chính thức bỏ hợp đồng thời vụ

Khoản 1 Điều 20 BLLĐ năm 2019 chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động là hợp đồng không xác định thời và hợp đồng xác định thời hạn trong khi quy định hiện hành là 03 loại hợp đồng.

Theo đó, Bộ luật mới sẽ không còn Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Có thể thấy, khi giao kết HĐLĐ với người lao động, người sử dụng lao động chỉ được lựa chọn ký hợp đồng có xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn.

5/ Nội dung thử việc có thể được quy định trong HĐLĐ

BLLĐ năm 2012 quy định người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Từ 01/01/2021, NLĐ và NSDLĐ sẽ có thêm sự lựa chọn, đó là có thể thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc (theo quy định tại Điều 24 BLLĐ năm 2019).

Đồng thời, về thử việc, BLLĐ năm 2019 cũng không áp dụng thử việc với NLĐ ký HĐLĐ dưới 01 tháng và ban hành quy định riêng về thời gian thử việc (không quá 180 ngày) với người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

6/ Thêm 4 trường hợp tạm hoãn HĐLĐ

Các trường hợp tạm hoãn HĐLĐ theo pháp luật hiện hành có thể kể đến: Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự; người lao động bị tạm giữ, tạm giam; lao động nữ mang thai;…

BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm 04 trường hợp tạm hoãn hợp đồng:

– Người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

– Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

 

7/ NLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do

Theo như pháp luật hiện hành, NLĐ làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ vừa phải đáp ứng thời gian báo trước vừa phải có 01 trong các lý do quy định tại khoản 1 Điều 37 BLLĐ năm 2012 như: Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;…

Trong khi đó, khoản 1 Điều 35 BLLĐ năm 2019 quy định người lao động không cần lý do vẫn có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng cần đảm bảo thời gian báo trước.

2/ Công nhận HĐLĐ điện tử 

Trước khi nhận người lao động (NLĐ) vào làm việc thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động.

BLLĐ năm 2019 tiếp tục ghi nhận 02 hình thức của hợp đồng theo quy định hiện nay là bằng lời nói và bằng văn bản. Bên cạnh đó, Bộ luật này đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động điện tử.

Cụ thể tại Điều 14: “Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.”

Như vậy, người sử dụng lao động cũng như người lao động sẽ có thêm lựa chọn về hình thức hợp đồng khi việc giao kết hợp đồng để việc ký kết hợp đồng trở nên linh hoạt hơn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI 

Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatnganthai.vn

Bài viết liên quan