Tìm hiểu thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020

Nội dung chính

THỦ TỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM NĂM 2020

Những chính sách, pháp luật của Chính phủ Việt Nam ngày càng hoàn thiện và tạo điều kiện tối đa cho các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong một môi trường lành mạnh tại Việt Nam. Vậy những thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 201 có gì mới? Nhà đầu tư có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư chuẩn bị các thành phần hồ sơ, tài liệu chung không phân biệt thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư. Thành phần hồ sơ chung bao gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Giấy tờ xác nhận tư cách chủ thể, tư cách pháp nhân của nhà đầu tư;

– Văn bản đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Bản sao các tài liệu: Báo cáo tài chính hai năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, tổ chức tài chính; tài liệu thuyết minh và bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điềm hoặc các tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Dựa vào nhu cầu và khả năng của nhà  đầu tư, tùy theo lĩnh vực và quy mô của dự án, nhà đầu tư nộp các hồ sơ tài liệu bổ sung tương ứng với từng cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư. Cụ thể như sau:

Dự án thuộc thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

– Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

– Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

– Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Dự án thuộc thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

– Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

– Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

– Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

Trên cơ sở xác định được nhu cầu và khả năng của mình phù hợp với quy mô và lĩnh vực đầu tư nào, nhà đầu tư nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan, người có thẩm quyền theo từng cấp có thẩm quyền tương ứng với quy mô và lĩnh vực đầu tư. Cụ thể như sau:

Quy trình

Thẩm quyền

Quy mô – Lĩnh vực Thủ tục
QUỐC HỘI 1.      Các dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường như:

Dự án nhà máy điện hạt nhân và dự án chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia; khu bảo tồn  thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 50 ha trở lên; rừng sản xuất 1000 ha trở lên;

2.     Dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước trên hai vụ với quy mô 500 ha trở lên;

3.     Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi và  50.000 người trở lên các vùng khác.

4.     Dự án có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần Quốc hội quyết định.

o    – Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư (“CQĐKĐT”) gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ kế hoạch Đầu tư (“BKHĐT”) báo cáo Thủ tướng Chính phủ lập Hội đồng thẩm định nhà nước;

o   – Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định như: Thông tin về nhà đầu tư, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, đánh giá về công nghệ… và lập báo cáo thẩm định gửi Thủ tướng Chính phủ;

o   – Chậm nhất 60 ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

THỦ TƯỚNG

CHÍNH PHỦ

1.     Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc các trường hợp:

a.     Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi và trên 20.000 người ở các vùng khác;

b.     Xây dựng và kinh doanh cảng và vận tải hàng không;

c.     Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

d.     Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

e.     Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược Casino;

f.      Sản xuất thuốc lá điếu;

g.     Phát triển hạ tầng KCN, KCX, Khu chức năng trong KKT;

h.     Xây dựng và Kinh doanh sân gôn;

2.     Các dự án khác có quy mô từ 5.000 tỷ đồng trở lên;

3.     Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ 100% vốn nước ngoài;

4.     Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

o   – Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án (08 bộ) đầu tư, CQĐKĐT gửi BKHĐT và gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung về báo cáo thẩm định dự án đầu tư;

o   – Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước gửi CQĐKĐT và BKHĐT;

o   – Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư cơ quan đăng ký đầu tư trình UBND cấp tỉnh xem xét, có ý kiến thẩm định về hồ sơ dự án đầu tư và gửi BKHĐT;

o   – Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến thẩm định hồ sơ BKHĐT tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm những nội dung như  thông tin về nhà đầu tư, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, đánh giá về công nghệ, đánh giá về điều kiện hưởng ưu đãi  đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

UBND CẤP TỈNH       1. Ngoài những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh theo pháp luật về  đầu tư công, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với các dự án sau:

a. Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

b. Dự án có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

 

2. Những dự án nên trên được thực hiện tại KCN, KCX, KCNC, KKT phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

o   – Trong thời hạn 35 ngày nhận được hồ sơ dự án (04 bộ) cơ quan ĐKĐT gửi kết quả cho nhà đầu tư;

o   – Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, CQĐKĐT gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan;

o   – Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi CQĐKĐT;

o   – Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, CQĐKĐT lập báo cáo thẩm định trình UBND cấp tỉnh;

o   – Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau khi dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện việc ký quỹ  trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời điểm ký quỹ là thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.  Mức ký quỹ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:

– Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%;

– Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2%;

– Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%.

Vốn đầu tư của dự án không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình công cộng thuộc dự án đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong từng giai đoạn, mức ký quỹ được tính theo vốn đầu tư của dự án tương ứng với từng giai đoạn giao đất, cho thuê đất. Tiền ký quỹ được nộp vào tài khoản của Cơ quan đăng ký đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo lựa chọn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản ký quỹ và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản ký quỹ.

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý của Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật mới nhất năm 2019. Theo quan điểm của Luật Ngân Thái khi tiến hành vào Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài nên có Luật sư để được tư vấn pháp lý để có thể hiểu tốt nhất môi trường đầu tư, quy định pháp luật cũng như được hỗ trợ tốt nhất về các thủ tục pháp lý khi đầu tư vào Việt Nam.

Để được tư vấn chi tiết hơn về nội dung trên. Qúy khách có thể liên hệ với Luật Ngân Thái. Chúng tôi sẽ có luật sư chuyên  trách để tư vấn cho Qúy Khách.

Chú ý: Bài viết mang tính chất tham khảo ở thời điểm hiện tại. Qúy khách liên hệ để được tư vấn chính xác nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI 

Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatnganthai.vn | www.dichvuluat365.com | www.tuvanphapluat247.com

 

 

Bài viết liên quan