Sau khi ly hôn, do điều kiện khách quan hoặc chủ quan, nhiều cặp vợ, chồng (cũ) vẫn sống cùng một nhà. Lúc này, người trong cuộc có nhu cầu tách hộ khẩu để không còn vướng mắc với nhau về các loại giấy tờ. Vậy, thủ tục tách hộ khẩu khi ly hôn được tiến hành thế nào?
Nội dung chính
Chỉ được tách sổ hộ khẩu nếu vẫn ở cùng nhà
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2006, trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
Sau khi ly hôn, do điều kiện khách quan hoặc chủ quan, nhiều cặp vợ, chồng (cũ) vẫn sống cùng một nhà. Lúc này, người trong cuộc có nhu cầu tách hộ khẩu để không còn vướng mắc với nhau về các loại giấy tờ. Vậy, thủ tục tách hộ khẩu khi ly hôn được tiến hành thế nào?
Chỉ được tách sổ hộ khẩu nếu vẫn ở cùng nhà
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2006, trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
Thủ tục tách hộ khẩu khi ly hôn
Căn cứ: khoản 2 Điều 27 Luật Cư trú 2006
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Y kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
– Mang sổ hộ khẩu để xuất trình.
(Căn cứ Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Công dân nộp hồ sơ tại cơ quan Công an có thẩm quyền (cấp huyện hoặc cấp xã).
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Trả kết quả
– Trường hợp người dân được giải quyết tách sổ hộ khẩu thì nhận giấy hẹn. Người dân đến nhận hộ khẩu đã tách theo thời gian ghi trên giấy hẹn.
– Trường hợp người dân không được giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản trả lời về việc không giải quyết tách sổ hộ khẩu.
Hiện nay, công dân tiến hành tách sổ hộ khẩu không phải nộp phí.
Làm thế nào nếu bị gây khó dễ khi tách hộ khẩu?
Sau khi ly hôn, một số trường hợp sẽ bị gây khó dễ khi tách hộ khẩu. Chẳng hạn, chủ hộ không ký vào văn bản đồng ý cho tách hộ khẩu (nếu trước đây nhập hộ khẩu thuộc trường hợp phải được chủ hộ đồng ý như con dâu nhập khẩu về nhà chồng, con rể nhập khẩu về nhà vợ…) hoặc không cho mượn sổ hộ khẩu để đi tách khẩu.
Theo khoản 8 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng Sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Nếu cố tình gây khó dễ có thể bị xử lý theo quy định.
Trường hợp bị gây khó dễ, người dân có thể làm đơn đề nghị gửi đến cơ quan công an nơi cư trú của chủ hộ để trình bày vấn đề và đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp.
Người gây khó khăn cho người khác khi họ tiến hành tách hộ khẩu hợp pháp có thể bị xử phạt đến 300.000 đồng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
Trường hợp sau khi ly hôn mà một người chuyển đi nơi khác sống thì không được tiến hành thủ tục tách hộ khẩu mà phải chuyển hộ khẩu. Khi chuyển đến nơi ở mới và làm thủ tục đăng ký thường trú thì lúc này hộ khẩu cũ sẽ tự xóa mà không cần bắt buộc sự đồng ý của người chồng/vợ về việc tách hộ khẩu (Điều 22 Luật Cư trú 2006).