Những điều cần biết khi thành lập hộ kinh doanh

Những điều cần biết khi thành lập hộ kinh doanh

Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:

Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
  • Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động;
  • Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Đối tượng phải đăng ký kinh doanh:

  • Hộ gia đình sử dụng trên 10 lao động trở lên và không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh;
  • Cá nhân hoặc nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam, từ đủ trên 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, sử dụng trên 10 lao động và không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh.

nhung-dieu-can-biet-ho-kinh-doanh-ca-the

Hồ sơ:

Trường hợp Thành phần hồ sơ
Hộ kinh doanh là cá nhân
  • Giấy đề nghị đăng ký Thành phần hồ sơ kinh doanh (phụ lục III-1, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
  • Bản sao hợp lệ CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Hộ kinh doanh là
nhóm cá nhân
  • Giấy để nghị đăng ký kinh doanh (phụ lục III-1, Thông tư 20);
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập (phụ lục III-2, Thông tư 20)
  • Bản sao hợp lệ CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của từng thành viên
  • Bản sao hợp lệ biên bản làm việc về việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh là
hộ gia đình
  • Giấy để nghị đăng ký kinh doanh (phụ lục III-1, Thông tư 20)
  • Giấy ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình về việc ủy quyền làm người đại diện
  • Bản sao hợp lệ CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện hộ gia đình
Trình tự thực hiện:
  • Bước 1: Gửi 1 bộ hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh;
  • Bước 2: Nhận giấy biên nhận.
  • Bước 3: Nhận kết quả sau 3 ngày làm việc.
    • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Kết quả nhận được là Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
    • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Kết quả nhận được là giấy thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trường hợp sau 3 ngày không nhận được kết quả, công dân có quyền khiếu nại.

Lệ phí: 200.000 đồng/lần (theo Biểu phí đính kèm Thông tư 215/2016/TT-BTC).\\ư

Các loại thuế phải nộp:

Thuế môn bài
  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
  • Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
  •  Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

(Trường hợp mới thành lập được cấp mã số thuế, mã số doanh nghiệp 6 tháng đầu năm thì đóng mức phí cho cả năm; Trường hợp được cấp mã sô thuế, mã số doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm thì đóng mức phí bằng 50% mức phí cả năm)

(Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC)

Thuế giá trị
gia tăng
Thuế GTGT = Tỷ lệ % x Doanh thu

Tỷ lệ phần trăm được quy định theo từng lĩnh vực như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%

(Khoản 5 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013)

 

Thuế thu nhập
cá nhân

Thuế TNCN = Tỷ lệ % x Doanh thu

Tỷ lệ phần trăm được quy định theo từng lĩnh vực như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 1%

(Khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi bổ sung một số điều về thuế 2014)

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT NGÂN THÁI 

Hotline: 0981176858 | Email: luatnganthai@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 3, số 142 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatnganthai.vn

Bài viết liên quan